Nhà trường đã triển khai tuyên truyền tới toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dưới nhiều hình thức như: tuyên truyền qua các buổi lẽ chào cờ, trong giờ ra chơi, gửi các văn bản, video tuyên truyền qua Zalo các lớp, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn học sinh bằng những video sinh động ngay trong tiết sinh hoạt cuối tuần 4.
Các hoạt động tuyên truyền của nhà trường đã giúp các em học sinh có được những kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh dịch đau mắt đỏ Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của bệnh đau mắt đỏ:
- Đỏ một hoặc cả hai mắt
- Ngứa một hoặc cả hai mắt.
- Cảm giác có sạn ở trong mắt.
- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.
- Khó chịu với ánh sáng.
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng.
- Có dử ghèn màu vàng hoặc màu xanh lục từ mắt.
- Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt.
Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có vật gì ở trong mắt mà không thể thấy ra được.
- Việc nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh dịch đau mắt đỏ trong nhà trường là vô cùng quan trọng, từ đó có thể tuyên truyền đến các gia đình, cộng đồng và những người xung quanh cùng chung tay thực hiện để hạn chế dịch bệnh xảy ra.
10 cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nếu chưa bị
- Đau mắt đỏ lây lan nhanh, điều này thể hiện rõ trong đợt dịch đau mắt đỏ năm 2023 khi nhiều tỉnh/thành trên cả nước đều ghi nhận số trường hợp bị đau mắt đỏ tăng vọt so với cùng kỳ năm trước và xảy ra trong thời gian ngắn. Do đó, người dân cần chủ động phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Dưới đây là những cách phòng ngừa đau mắt đỏ đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây bệnh.
1. Rửa tay thường xuyên
- Một trong những con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ là chạm tay vào những vật dụng nhiễm trùng rồi đưa lên mắt? Trong trường hợp này, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng như nước muối sinh lý, cồn y tế là các phòng ngừa đau mắt đỏ hữu hiệu.
2. Thay vỏ gối và ga trải giường
Vỏ gối, ga trải giường là nơi trú ẩn lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, trong đó bao gồm vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ. Để phòng ngừa nguy cơ bị đau mắt đỏ, bạn nên thường xuyên giặt, phơi vỏ gối và khăn trải giường mới dưới ánh nắng mặt trời.
3. Vệ sinh khăn cá nhân
Chúng ta sử dụng khăn mặt hàng ngày. Nếu tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ bám lên khăn mặt, bạn có nguy cơ rất cao mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên thường xuyên giặt và phơi khô khăn mặt dưới ánh nắng mặt trời để phòng chống đau mắt đỏ. Tốt nhất bạn nên vệ sinh khăn mặt ngay sau sử dụng.
4. Hạn chế chạm tay vào mắt
Thói quen dụi mắt là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị lây nhiễm bệnh viêm kết mạc (trong trường hợp bạn chưa bị bệnh) hoặc lây từ mắt này sang mắt kia (khi bạn đã bị bệnh), nhất là khi bạn không giữ gìn vệ sinh tay tốt. Chính vì thế, ngoài việc rửa tay thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo bạn cũng không nên dụi, sờ, chạm tay lên mắt để tránh nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ.
5. Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, cọ trang điểm…
Vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ có thể trú ngụ trên bề mặt của nhiều loại vật dụng chúng ta dùng hàng ngày. Đơn cử như khăn mặt, khăn tắm, dụng cụ trang điểm, kính áp tròng hay bất kỳ vật dụng nào có thể chạm vào mắt. Việc không sử dụng chung các đồ vật này với người khác sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh đau mắt đỏ.
6. Hạn chế đeo kính áp tròng
Kính áp tròng có thể là một nguồn lây bệnh đau mắt đỏ khi tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu kính áp tròng không được vệ sinh kỹ lưỡng, tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể xâm nhiễm tới mắt bạn. Trường hợp bạn đang đau mắt đỏ, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể khiến tình trạng nhiễm trùng mắt trầm trọng hơn, nguy cơ làm hỏng giác mạc mắt.
7. Vệ sinh kính áp tròng sau khi hoặc trước khi sử dụng
Do được đeo trực tiếp vào mắt nên kính áp tròng được xem là một nguồn lây bệnh đau mắt đỏ cần lưu tâm. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tối đa việc đeo kính áp tròng nếu không cần thiết.
Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, tốt nhất bạn chỉ nên dùng một lần rồi vứt bỏ, thay bằng kính mới trong lần sử dụng tiếp theo. Nếu không, bạn hãy vệ sinh và khử trùng kính áp tròng và hộp đựng sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Mắt. Hãy rửa tay cẩn thận trước khi vệ sinh kính áp tròng. Sau khi vệ sinh xong, bạn hãy bảo quản chúng cẩn thận trong hộp đựng đậy kín.
8. Không dùng chung hộp/lọ thuốc nhỏ mắt
Người bệnh không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt, đặc biệt với người bệnh đau mắt đỏ, nguy cơ lây bệnh rất cao. Vi khuẩn, vi rút đau mắt đỏ có thể bám trên miệng lọ thuốc nhỏ mắt và theo dung dịch thuốc tiếp xúc với mắt của bạn.
9. Vệ sinh kính mắt/râm
Nếu bạn thường xuyên phải đeo kính hoặc có thói quen đeo kính râm khi ra đường phải thường xuyên vệ sinh kính bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để ngăn ngừa nguy cơ tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể bám dính trên kính mắt, gây bệnh cho bạn.
10. Không sử dụng bể bơi chung
Bể bơi công cộng là môi trường dễ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể theo dòng nước tiếp xúc với mắt. Nhiều trường hợp, bạn đi bơi về thấy đỏ mắt và cho rằng do nước tiếp xúc nhiều với mắt nên không biết mình bị nhiễm viêm kết mạc. Do đó, để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn hạn chế đi bơi vào mùa dịch. Trong trường hợp gia đình bạn có bể bơi riêng, bạn cũng nên thường xuyên thay nước và khử trùng nước trong bể.
Sau đây là một số hình ảnh tuyên truyền:
Rửa tay bằng xà phòng
Thói quen dụi mắt là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh đau mắt đỏ
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác, nhất là người bệnh đau mắt đỏ
Người viết
Trương Thị Hồng Tươi