Thông báo

CÙNG BÌNH CHỌN CHO SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH VĂN GIANG

            Sau khi xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi “Học sinh phổ thông với ý tưởng khởi nghiệp” tỉnh Hưng Yên năm 2020 (SV-STARTUP). Nhóm học sinh  Trường THCS Chu Mạnh Trinh dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy (GV Trường THPT Văn Giang) cùng sản phẩm THIẾT KẾ VIDEO VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG BỘ THÍ NGHIỆM PHỤC VỤ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ đã chính thức được tham gia Vòng bình chọn và hướng tới Vòng Chung kết Cuộc thi “HSSV với ý tưởng khởi nghiệp”.

           Vòng bình chọn đã bắt đầu từ 12 giờ ngày 07/12/2020 và kết thúc vào ngày 17/12/2020 ( 10 ngày). Để đồng hành cùng các em học sinh Văn Giang, dưới đây, BBT Cổng thông tin điện tử hướng dẫn cách bình chọn cho sản phẩm của các em, đồng thời giới thiệu khái quát về dự án

                   CÁCH BÌNH CHỌN CHO DỰ ÁN CỦA HỌC SINH CHU MẠNH TRINH

Bước 1: Truy cập https://dean1665.vn/svs/giao-duc-y-te/thiet-ke-video-va-che-tao-he-thong-bo-thi-nghiem-phuc-vu-day-hoc-mon-vat-ly-trung-hoc-co-so-431.html

Bước 2: Bấm vào “Bình chọn dự án”.

Bước 3: Cho điểm 5 ở cả 3 tiêu chí.

Bước 4: Nhập Họ tên, email, số điện thoại rồi bấm vào “Tôi không phải người máy” và bấm vào nút “Đánh giá”. Hệ thống sẽ gửi mã bình chọn vào gmail.

Bước 5: Nhập mã bình chọn mà hệ thống đã gửi về email. Sau đó bấm vào “Đánh giá” để hoàn thiện quá trình bình chọn.

Thuyết trình sản phẩm

 

                        GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC TÁC GIẢ

1. Ý tưởng chính của dự án

Thiết kế video bài giảng sử dụng thí nghiệm chế tạo từ vật dụng dễ kiếm để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý.

2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ

+ Khai phá sự sáng tạo, vui thích và đam mê khi học vật lý.

 + Phát triển năng lực tư duy, khả năng liên hệ kiến thức hàn lâm với thực tiễn. 

+ Đồng hành cùng chương trình của Bộ Giáo dục. 

+ Góp phần thay đổi tương lai đất nước.

 

3. Giá trị giải pháp của dự án

- Đối với học sinh: Phát triển năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, khả năng thực nghiệm, năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng liên hệ kiến thức hàn lâm với thực tiễn; tăng cường sự hứng thú với môn học; hỗ trợ việc học và ôn tập.

 - Đối với giáo viên: Hỗ trợ về mặt phương tiện cho việc dạy học

 - Tiết kiệm tiền, Ngân sách Nhà nước.

Các tác giả của dự án
Thảo luận và bàn bạc
Tương lai rộng mở

                                                                                                                                     PV.